QUY CHẾ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG - DỊCH VỤ NÔNG LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

Ban hành kèm theo quyết định số 129/QĐ-BCH ngày 20/11/2021 của Ban Chấp hành Hiệp hội

HIỆP HỘI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG-DỊCH VỤ NÔNG LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2021

 

 

QUY CHẾ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HIỆP HỘI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG - DỊCH VỤ NÔNG LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo quyết định số 129/QĐ-BCH ngày 20/11/2021 của Ban Chấp hành Hiệp hội)

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

                                                                                                    

Điều 1: Tên gọi, biểu tượng của Hiệp hội

1. Tên bằng tiếng Việt: Hiệp hội Đầu tư xây dựng -Dịch vụ nông, lâm nghiệp Việt Nam.

2. Tên bằng tiếng Anh: Vietnam Investment Construction in Service Agriculture and Forestry Association.

3. Tên viết tắt: VICSAFA

4. Biểu tượng: Logo Hiệp hội.

Điều 2: Tôn chỉ, mục đích

Hiệp hội Đầu tư xây dựng - Dịch vụ nông, lâm nghiệp Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các công dân, tổ chức Việt Nam tự nguyện thành lập với mục đích tập hợp,liên kết các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề  nghiệp, các nhà khoa học, hợp tác xã, chuyên gia và người lao động có cùng chí hướng đầu tư xây dựng, dịch vụ, nông lâm nghiệp trong nước và quốc tế hướng tới áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao vào đầu tư xây dựng - dịch vụ, sản xuất hàng hóa, sản phẩm nông lâm nghiệp, kết nối từ sản xuất đến chế biến bảo quản tiêu thụ hàng hóa sản phẩm theo chuỗi một cách chặt chẽ có kế hoạch, hạn chế những diễn biến bất lợi của  thị trường, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và người lao động, góp phần phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp nước ta.

Điều 3: Địa vị pháp lý, trụ sở, Văn phòng đại diện và tài khoản của Hiệp hội

     1. Hiệp hội Đầu tư xây dựng - Dịch vụ nông, lâm nghiệp Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và theo Quy chế này.

     2. Trụ sở Văn phòng của Hiệp hội: Số 25B, ngõ 67, đường Tô Ngọc Vân, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng +(84)33 3636 567; +(84)915 556 888.

     3. Địa chỉ Văn phòng II: số nhà 120 đường Võ chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

     4. Địa chỉ cơ quan Đại diện miền Nam: Số nhà 14 Sông Thao, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

     5. Văn phòng đại diện tại tỉnh Quảng Bình: 39 Lý Thường Kiệt, Đồng An, Đồng Hới, Quảng Bình.

     6. Văn phòng đại diện tại tỉnh Quảng Ninh: số 99 Huỳnh Thúc Kháng, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

     7. Văn phòng Đại diện miền Trung-Tây Nguyên: Số nhà 56 Phan Bội Châu, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

     8. Văn phòng đại diện tại tỉnh Hà Giang: Số nhà 328, tổ 12, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

     9. Văn phòng đại diện tại tỉnh Thanh Hóa: Đường Lý Thường Kiệt, khu phố 14 phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

10. Tài khoản duy nhất của Hiệp hội: Số 124000072560 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tràng An, Hà Nội.

     Các khoản phát sinh từ nguồn thu lệ phí, hội phí, các nguồn tài trợ, hỗ trợ của tổ chức và cá nhân đóng góp cho Hiệp hội sẽ chuyển vào tài khoản nêu trên để Ban kiểm tra và Lãnh đạo Hiệp hội giám sát thu, chi đảm bảo công khai, minh bạch.

Điều 4: Phạm vi, lĩnh vực hoạt động

     1. Phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, dịch vụ, nông lâm nghiệp.

     2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.

Điều 5: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

     1. Tự nguyện, tự quản, quyết định theo đa số;

     2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;

     3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;

     4. Không vì mục đích lợi nhuận;

     5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Nhà nước Việt Nam, Luật Quốc tế và Điều lệ, Quy chế hoạt động của Hiệp hội;

6. Hiệp hội thực hiện việc từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ, giữ các chức vụ do Hiệp hội quyết định khi chưa hết nhiệm kỳ như sau:

a. Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, chức vụ được giao.

b. Cá nhân, tổ chức vi phạm Điều lệ, Quy chế hoạt động của Hiệp hội, vi phạm hợp đồng hợp tác, hoặc thỏa thuận khác với Hiệp hội gây thiệt hại kinh tế hoặc làm mất uy tín của Hiệp hội.

c. Cán bộ vi phạm nghiêm trọng, hoặc vi phạm rất nghiêm trọng.

Hiệp hội sẽ ra Quyết định xử lý miễn nhiệm, kỷ luật hoặc đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

7. Với phương châm “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, hội viên sáng lập của Hiệp hội được cơ cấu vào các vị trí lãnh đạo Hiệp hội, phù hợp với năng lực và sức khỏe.

     8. Uỷ viên Ban Chấp hành, hội viên sáng lập, hội viên chính thức của Hiệp hội và các tổ chức, doanh nghiệp, pháp nhân do Hiệp hội quyết định thành lập vi phạm Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội sẽ bị phê bình, khiển trách, miễn nhiệm, hoặc kỷ luật như hội viên chính thức.

     9. Cán bộ lãnh đạo, hội viên sáng lập hoặc tổ chức pháp nhân do Hiệp hội Quyết định thành lập, sẽ do Ban Chấp hành, Ban thường vụ lấy biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín làm căn cứ xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật.

Lãnh đạo tổ chức, cá nhân có phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% trong 2 cuộc họp sẽ mất quyền hội viên sáng lập hoặc các chức vụ đã được bổ nhiệm.

Hội viên cá nhân do Ban Thường vụ (BTV) họp bỏ phiếu hoặc biểu quyết theo đa số.

     10. Quy định quản lý con dấu:

Căn cứ khoản 7, Điều 6 Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 về quản lý con dấu.

     a. Chủ tịch Hiệp hội ký Quyết định giao quản lý con dấu cho một cán bộ Văn phòng Hiệp hội quản lý. Cán bộ giữ con dấu chịu trách nhiệm trước pháp luật và BCH Hiệp hội về quản lý, sử dụng con dấu đúng quy định.

     b. Người nào chiếm đoạt, hoặc để thất lạc, hoặc sử dụng trái phép con dấu gây thiệt hại và khó khăn cho hoạt động của Hiệp hội, phải bị xử lý theo quy định của pháp luật; xử lý kỷ luật và phải bồi thường thiệt hại các chi phí liên quan đến việc tìm kiếm hoặc làm lại con dấu mới.

     11.Quy định mời họp: Hiệp hội và các tổ chức do Hiệp hội thành lập, mời họp qua hình thức điện tử như: Email, zalo, zoom, tin nhắn hoặc điện thoại trực tiếp. Thành phần dự họp có mặt trên 50% tổng số đại biểu theo quy định, đại biểu được mời họp là người có liên quan trực tiếp đến nội dung họp bàn.

Cuộc họp có thể tổ chức họp trực tiếp, họp kết hợp trực tiếp và trực tuyến, hoặc họp trực tuyến. Đại biểu phát biểu, biểu quyết qua zoom hoặc gửi ý kiến biểu quyết qua tin nhắn hoặc bản giấy tới người có trách nhiệm sẽ được lưu giữ thông tin, hình ảnh làm căn cứ tổng hợp ý kiến, đảm bảo khách quan, minh bạch.

12. Các phát sinh đột xuất thuộc thẩm quyền biểu quyết của Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ sẽ giao Tổng Thư ký hoặc Văn phòng Hiệp hội thông báo nội dung biểu quyết qua zoom, điện thoại, tin nhắn hoặc bản giấy. Văn phòng có trách nhiệm lưu giữ thông tin, hình ảnh, bản giấy đảm bảo công bằng, khách quan.

Cuộc họp phải có trên 50% Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Hội đồng biên tập. dự họp theo quy định. Kết quả biểu quyết tại cuộc họp phải quá bán mới được Hiệp hội công nhận là biểu quyết hợp lệ.

13. Đại biểu không dự họp liên tiếp 2 cuộc họp, bỏ họp giữa chừng không có lý do chính đáng, sẽ phải xem xét tư cách đại biểu bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm để có căn cứ xử lý theo quy định và miễn mời dự các cuộc họp tiếp theo.

14. Hiệp hội đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư Tạp chí đúng hợp đồng thỏa thuận đầu tư. Các nhà đầu tư có quyền lợi được dự họp để biểu quyết các nội dung liên quan đến hoạt động của Tạp chí. Số lượng nhà đầu tư Tạp chí không quá 05 người, tránh tình trạng nhiều nhà đầu tư, sinh ra nhiều quan điểm trái chiều dễ gây mất đoàn kết gây và thiệt hại cho Tạp chí và Hiệp hội.

15. Bảo mật: Văn bản, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước, của Hiệp hội gồm: các nghị quyết, quyết định, văn bản, biên bản họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các pháp nhân của Hiệp hội, chứng từ, hồ sơ, tài liệu phải quản lý theo chế độ bảo mật, tài liệu không có yêu cầu phổ biến rộng rãi, Văn phòng Hiệp hội và tổ chức liên quan không được sao chép, gửi chuyển cho người không có trách nhiệm, không đưa lên trang tin khi chưa được lãnh đạo Hiệp hội chấp thuận.

     16. Quản lý thương hiệu Logo của Hiệp hội: Tổ chức, cá nhân không tự ý sử dụng Logo, danh tiếng của Hiệp hội để quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, lập trang thông tin tuyên truyền khi chưa được Hiệp hội đồng ý bằng văn bản.

 

CHƯƠNG II

NHIÊM VỤ CỦA HIỆP HỘI VÀ HỘI VIÊN

    

Điều 6:  Trách nhiệm, quyền hạn của Hiệp hội.

     1. Đại diện cho hội viên trong đối nội, đối ngoại và những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Hiệp hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội và hội viên, phù hợp với tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội, pháp luật của Nhà nước.

     2. Hiệp hội, Ban kiểm tra có trách nhiệm nắm bắt kịp thời các kiến nghị, đề xuất, thông tin phản ảnh của hội viên, bao gồm những quan điểm trái chiều để tiếp thu, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội.

     3. Cập nhật kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, các địa phương để cung cấp cho hội viên; tuyên truyền chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội đến các cấp, các ngành để phối hợp, kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức thuộc Hiệp hội.

     4. Hỗ trợ hội viên trong chuỗi giá trị, sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Thống nhất ý chí hành động, thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vùng cao, hải đảo; góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.

     5. Phối hợp với cơ quan liên quan, đề cử thành phần, hội viên tham gia hội nghị, hội thảo; chương trình nghiên cứu, hợp tác khoa học công nghệ trong và ngoài nước.

     6.Tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng, hợp tác theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân và các địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, xây dựng, dịch vụ nông lâm nghiệp đúng thỏa thuận.

     7. Huy động và sử dụng lệ phí, hội phí, các khoản đóng góp khác phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội; tiếp nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tiếp nhận kinh phí của Nhà nước, các Quỹ đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ được Nhà nước giao.

     8. Tổ chức thực hiện hợp đồng hợp tác với các nhà đầu tư Tạp chí để sản xuất và phát hành Tạp chí và các ấn phẩm khác của Tạp chí theo quy định của pháp luật.

     9. Tổ chức hội nghị, hội thảo, báo cáo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định; được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

     10. Tư vấn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư, xây dựng - dịch vụ nông lâm nghiệp theo yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư và theo khả năng của Hiệp hội.

     11. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ; tư vấn, phản biện và giám định theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 7: Hội viên, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của hội viên

1. Hội viên chính thức: Bao gồm các tổ chức, công dân Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, có cùng chí hướng, tự nguyện tán thành Điều lệ và Quy chế của Hiệp hội, có Đơn xin gia nhập, được Hiệp hội xem xét quyết định công nhận là hội viên chính thức của Hiệp hội.

Hội viên chính thức bao gồm hội viên trong Ban vận động sáng lập ra Hiệp hội (gọi là hội viên sáng lập) và hội viên xin tham gia được Hiệp hội công nhận.

2. Hội viên liên kết: Bao gồm các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các pháp nhân và cá nhân có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ, Quy chế Hiệp hội, có nguyện vọng tham gia Hiệp hội được Hiệp hội xem xét công nhận là hội viên liên kết.

3. Hội viên danh dự: Các tổ chức, cá nhân không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức, có nhiều thành tích đóng góp, xây dựng Hiệp hội và các Hội viên sáng lập được Hiệp hội công nhận, tôn vinh thì được trở thành hội viên danh dự.

4. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:

- Cá nhân là công dân Việt Nam, thuộc mọi thành phần kinh tế, có tuổi đời từ 18 tuổi trở lên. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tán thành Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội, được xem xét Quyết định công nhận hội viên chính thức.

- Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng- dịch vụ nông lâm nghiệp hoặc hoạt động khoa học liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội tán thành Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội sẽ được xem xét kết nạp làm hội viên chính thức của Hiệp hội.

5. Hội viên bị xóa tên là cá nhân bị chết hoặc hoặc bị tuyên bố mất tích hoặc giải thể (nếu là tổ chức) theo quy định của pháp luật hoặc tự ý bỏ khôngtham gia hoạt động Hiệp hội 06 tháng trở lên không báo cáo lý do thì đương nhiên bị Văn phòng Hiệp hội xóa tên khỏi danh sách hội viên theo quy định.

Điều 8: Quyền của hội viên

1. Được Hiệp hội hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội.

2. Được tham gia các đoàn công tác của Hiệp hội làm việc với địa phương, các Bộ, ngành Trung ương về các chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, lập và thực hiện các dự án đầu tư tại các địa phuơng, cùng với Hiệp hội kiến nghị các cơ quan Trung ương và địa phương tháo gỡ, xử lý kịp thời các khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc pháp nhân.

3. Được Hiệp hội quảng bá hình ảnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trên các phương tiện thông tin của Hiệp hội. Được cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội và doanh nghiệp.

4. Được tham gia vào chuỗi hàng hóa sản phẩm của Hiệp hội và các hoạt động do Hiệp hội tổ chức.

5. Được tham gia ứng cử, đề cử, bầu cử các chức danh của Hiệp hội theo quy định; được giới thiệu cá nhân, tổ chức gia nhập Hiệp hội.

6. Được khen thưởng theo quy định của Hiệp hội.

7. Được cấp thẻ hội viên (nếu có).

8. Được hưởng các quyền lợi, phúc lợi và hỗ trợ khi gặp khó khăn theo quy chế của Hiệp hội.

9. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền, nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hiệp hội.

Điều 9: Nghĩa vụ của hội viên

1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động theo Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội. Không lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm phương hại đến tổ chức của Hiệp hội, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Tập hợp, tổ chức, cá nhân có cùng chí hướng, đoàn kết phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội, tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế nông lầm nghiệp Việt Nam.

3. Bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch không đúng chức năng, thẩm quyền, trừ khi được lãnh đạo Hiệp hội phân công bằng văn bản.

4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hiệp hội.

5. Đóng hội phí đúng quy định.

6. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định tại Điều lệ, Quy chế và pháp luật của Nhà nước;

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Điều 10.Thủ tục kết nạp hội viên Hiệp hội.

1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1, Điều 7 Điều lệ của Hiệp hội có nguyện vọng trở thành hội viên của Hiệp hội phải có đơn (theo mẫu của Hiệp hội) gửi Văn phòng Hiệp hội.

2. Thẩm quyền kết nạp hội viên mới do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ hoặc Chủ tịch Hiệp hội xem xét quyết định công nhận.

Điều 11. Lệ phí, hội phí

1. Tổ chức, cá nhân tham gia vào Hiệp hội nộp đơn đăng ký gia nhập Hiệp hội, phải chấp hành các quy định về đóng góp lệ phí, hội phí theo quy định của Hiệp hội:

2. Lệ phí hoạt động thường niên được quy định vào từng thời điểm cụ thể do Ban Thường vụ Hiệp hội quy định.

3. Lệ phí có thể được điều chỉnh khi có trên 50% ủy viên Ban Thường vụ tán thành hoặc áp dụng mức phí tạm thời do Chủ tịch Hiệp hội quyết định nhưng không quá 03 tháng.

4. Hội phí thu đầu năm từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 10 tháng 01 hằng năm.

5. Hội phí sáu tháng cuối năm thu từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 10 tháng 7 hàng năm.

6. Thời gian tham gia Hiệp hội được tính từ ngày có Quyết định công nhận hội viên chính thức.

7. Pháp nhân chấp hành đúng Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội, được miễn nộp hội phí cho 02 (hai) thành viên đứng đầu pháp nhân. Các thành viên khác của pháp nhân muốn tham gia hội viên phải nộp đơn và nộp hội phí theo quy định.

8. Hội viên của Hiệp hội là pháp nhân, doanh nghiệp có nhu cầu mời Hiệp hội cùng đầu tư, hợp tác công sức và tài chính, tùy theo kết quả hợp tác, hội viên đóng góp một phần lợi ích cho Hiệp hội theo thỏa thuận.

9. Hội viên cá nhân hoặc tổ chức quá khó khăn được Hiệp hội xem xét hỗ trợ công sức, tài chính đầu tư cho hội viên theo khả năng của Hiệp hội.

10. Hội viên đóng góp tích cực cho hoạt động của Hiệp hội sẽ được Ban Chấp hành xem xét bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo phù hợp của Hiệp hội theo quy định.

11. Doanh thu của pháp nhân được xác định dựa theo báo cáo của pháp nhân hoặc báo cáo tài chính hàng năm của pháp nhân.

12. Hội viên là pháp nhân do Hiệp hội quyết định thành lập, định kỳ 06 tháng, hằng năm phải có báo cáo tình hình hoạt động về Hiệp hội, nếu không có báo cáo kết quả hoạt động, không nộp hội phí, lệ phí đúng quy định quá 06 tháng được quy định là không còn hoạt động và bị xem xét quyết định giải thể và đề nghị cơ quan chức năng thu hồi con dấu theo quy định.

Điều 12. Thủ tục xin ra khỏi Hiệp hội, tự ra khỏi Hiệp hội, bị khai trừ:

1. Hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hiệp hội gửi đơn đến Văn phòng Hiệp hội, trong thời gian 30 (ba mươi ngày) tính từ ngày nhận đơn. Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận. Nếu không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không chấp thuận.

2. Hội viên tự ra khỏi Hiệp hội không có đơn: Người ra khỏi Hiệp hội, thông báo trên trang tin của Hiệp hội hoặc nhắn tin, điện thoại mà không làm đơn xin ra khỏi Hiệp hội. Văn phòng có trách nhiệm báo cáo với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội, Lãnh đạo Hiệp hội để đưa vào danh sách hội viên tự ra khỏi Hiệp hội, thông báo lên trang tin Hiệp hội và lập danh sách công khai niêm yết tại Văn phòng hoặc trang tin trong 30 ngày. Sau 30 ngày hội viên không có ý kiến phản hồi sẽ được xóa tên khỏi danh sách hội viên.

3. Quyền và nghĩa vụ của hội viên chấm dứt sau khi có thông báo chấp thuận hoặc sau 30 ngày đã niêm yết tên hội viên tự ra khỏi Hiệp hội tại Văn phòng Hiệp hội. Hội viên xin rút, hoặc tự rút, hội viên bị kỷ luật khai trừ xóa tên phải chấm dứt quyền và nghĩa vụ hội viên. Không được hoàn trả lại các khoản phí, hội phí đã đóng góp theo quy định.

4. Hội viên bị khai trừ trong các trường hợp sau:

Tổ chức do Hiệp hội thành lập hoặc hội viên không thực hiện theo Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội, vi phạm hợp đồng, hợp tác đầu tư, có hành vi gây tổn hại đến sự ổn định và phát triển của Hiệp hội. Tại cuộc họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ bỏ phiếu tín nhiệm, người có mức tín nhiệm thấp dưới 50% số phiếu bầu tín nhiệm, Hiệp hội sẽ ra Quyết định bãi nhiệm chức vụ và khai trừ khỏi Hiệp hội. Hội viên vi phạm pháp luật, bị truy tố, xét xử, thi hành án hình sự đương nhiên sẽ bị xóa tên khỏi danh sách hội viên.

5. Thủ tục khai trừ hội viên:

- Hội viên bị khai trừ khi có trên 50% (năm mươi phần trăm) số Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết đề nghị khai trừ hoặc kỷ luật.

- Hội viên là tổ chức, hội viên sáng lập của Hiệp hội do Ban Chấp hành bỏ phiếu hoặc biểu quyết quyết định. Hội viên cá nhân do Ban Thường vụ lấy biểu quyết, hoặc bỏ phiếu kín để làm căn cứ quyết định khai trừ.

- Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội thông báo danh sách hội viên xin ra khỏi Hiệp hội và hội viên bị khai trừ cho toàn thể hội viên và niêm yết tại Văn phòng Hiệp hội trong 30 ngày trước khi xóa tên khỏi danh sách.

 

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

 

Điều 11: Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội:

1. Đại hội.

2. Ban Chấp hành.

3. Ban Thường vụ.

4. Ban Kiểm tra.

5. Văn phòng, Cơ quan Đại diện, Văn phòng Đại diện, các ban chuyên môn.

6. Các tổ chức có tư cách pháp nhân do Hiệp hội quyết định thành lập theo Điều lệ, Quy chế và quy định của pháp luật.

Điều 12: Đại hội

1. Quyền quyết định cao nhất của Hiệp hội là Đại hội toàn quốc:

Đại hội được tổ chức 5 (năm) năm một lần. Trong trường hợp cần thiết, Đại hội bất thường sẽ được triệu tập khi có trên 50% (trên năm mươi phần trăm) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc có trên ½ (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.

2. Đại hội có nhiệm vụ:

a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới;

b) Thảo luận và thông qua Quy chế, Điều lệ hoặc Điều lệ sửa đổi, bổ sung; đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hiệp hội (nếu có);

c) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và báo cáo tài chính của Hiệp hội;

d) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Tại phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành sẽ bầu Ban Thường vụ Hiệp hội trong số các ủy viên Ban Chấp hành và các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội, báo cáo kết quả tại Đại hội;

e) Thông qua Nghị quyết Đại hội;

f) Các nội dung khác (nếu có).

        3. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:

a) Đại hội biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết giơ tay. Quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.

b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành. Trường hợp tán thành và không tán thành ngang nhau thì thực hiện theo bên có Chủ tịch Hiệp hội tán thành.

Điều 13. Ban Chấp hành Hiệp hội

1.Tiêu chuẩn, trách nhiệm của Ủy viên Ban Chấp hành:

a) Có cùng chí hướng xây dựng và phát triển Hiệp hội ngày càng vững mạnh, có tư cách đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội, pháp luật của Nhà nước.     

b) Có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên, có bề dày kinh nghiệm thực tế trong quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, có uy tín và có sức lan tỏa tích cực tới xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Không làm trái Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

c) Ủy viên Ban Chấp hành được bầu ra từ hội viên chính thức, có năng lực, bản lĩnh để phát triển Hiệp hội, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nỗ lực đóng góp vật chất, tinh thần xây dựng Hiệp hội ngày càng vững mạnh.

d) Uỷ viên Ban Chấp hành do Đại hội bầu trực tiếp tại Đại hội hoặc do Ban Chấp hành Hiệp hội bầu bổ sung giữa 2 kỳ Đại hội theo quy định.

- Ủy viên Ban Chấp hành được bầu bổ sung giữa 2 nhiệm kỳ phải có thời gian tham gia hoạt động với Hiệp hội liên tục từ 18 tháng trở lên.

- Đại hội nhiệm kỳ II năm 2021-2026 dự kiến bầu trực tiếp tại Đại hội và bổ sung tối đa không quá 27 Ủy viên Ban Chấp hành. Ưu tiên đề cử hội viên sáng lập của Hiệp hội và lớp trẻ có trình độ năng lực, nhiệt tình, có đóng góp kinh phí cho Hiệp hội hoạt động.

- Ủy viên Ban Chấp hành có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội và theo sự phân công của Chủ tịch Hiệp hội; thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được phân công, tham dự đầy đủ các kỳ họp và tham gia xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành.

- Trưởng Văn phòng đại diện của Hiệp hội tại các tỉnh, thành phố và Ủy viên Ban Chấp hành của Hiệp hội là cộng tác viên đắc lực của Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh. Định kỳ gửi thông tin hoặc tin bài về Tạp chí để phản ảnh các hoạt động của Văn phòng tại địa phương trong phạm vi lĩnh vực hoạt động để được tư vấn hỗ trợ; phối hợp với Tạp chí tuyên truyền quảng bá hình ảnh hoạt động của Văn phòng đại diện nâng cao vai trò, vị thế của Hiệp hội tại các tỉnh, thành phố.

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành:

a) Ban Chấp hành chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và quyết định triệu tập Đại hội.

b) Quyết định chương trình hoạt động hàng năm và toàn khóa của Hiệp hội.

c) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hiệp hội, ban hành Quy chế hoạt động của Hiệp hội, Quy chế tổ chức và hoạt động của các pháp nhân do Hiệp hội quyết định thành lập; quy định việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; quy định quản lý con dấu; Quy chế khen thưởng, kỷ luật và các quy định trong nội bộ Hiệp hội phù hợp Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.

d) Bầu hoặc miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ, lãnh đạo các pháp nhân, bầu bổ sung hoặc bỏ phiếu miễn nhiệm Uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra theo Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội.

đ) Đề cử, bãi miễn người giữ chức danh Tổng Thư ký và lãnh đạo các đơn vị thuộc Hiệp hội để Chủ tịch Hiệp hội quyết định bổ nhiệm.

e) Quyết định số lượng các Ban chuyên môn phù hợp với phạm vi lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.

f) Ủy quyền cho Ban Thường vụ Hiệp hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành giữa hai kỳ họp và báo cáo với Ban Chấp hành tại kỳ họp gần nhất.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành.

a) Ban Chấp hành hoạt động theo Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội, tuân thủ quy định của pháp luật.

b) Ban chấp hành họp ít nhất mỗi năm hai lần, có thể họp bất thường, mở rộng theo đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội, hoặc khi có yêu cầu của Ban Thường vụ Hiệp hội hoặc trên 50% số Ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu. Ban Chấp hành có thể không mời họp trực tiếp mà phổ biến họp và biểu quyết qua zoom hoặc tin nhắn, zalo hoặc gửi bản giấy để Văn phòng Hiệp hội để có căn cứ tổng hợp lưu giữ hình ảnh, thông tin, báo cáo Ban Thường vụ Hiệp hội và Chủ tịch Hiệp hội căn cứ Quyết định.

c) Cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban thường vụ, Hội đồng biên tập và Tạp chí hợp lệ khi có trên 50% Ủy viên tham gia dự họp. Các ủy viên sẽ nhận được thông báo về nội dung, thời gian và địa điểm kỳ họp trước 3 ngày để chuẩn bị.

d) Nghị Quyết, Quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 50% Ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trường hợp ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau, quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng giơ tay hoặc bỏ phiều kín trực tiếp hoặc từ xa và được Văn phòng theo dõi, tổng hợp báo cáo ngay tại Hội nghị.

     Kết thúc mỗi kỳ họp, Ban Chấp hành ra nghị quyết về các nội dung của kỳ họp và công khai trên trang zalo hoặc website của Hiệp hội khi thấy cần thiết để các hội viên biết thực hiện.

     e) Định kỳ hằng năm hoặc giữa nhiệm kỳ, tiến hành kiểm điểm đánh giá tinh thần trách nhiệm và kết quả hoạt động của các ủy viên Ban Chấp hành, kết hợp bỏ phiếu tín nhiệm làm cơ sở động viên khen thưởng hoặc kỷ luật, điều chuyển vị trí công tác kịp thời. Tránh tình trạng giữ chức vụ mà không hoạt động.

Điều 14: Ban Thường vụ Hiệp hội

Ban Thường vụ Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành. Ban Thường vụ Hiệp hội được Ban Chấp hành ủy quyền quản lý điều hành các hoạt động Hiệp hội, giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành; có trách nhiệm nghiên cứu, tổ chức bộ máy Hiệp hội khoa học nhất, bao gồm việc thành lập hoặc giải thể các tổ chức, pháp nhân, doanh nghiệp để bộ máy hoạt động gọn nhẹ năng động, sáng tạo và hiệu quả. Nhanh chóng tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, pháp nhân của Hiệp hội tiến hành đầu tư sản xuất thử, có hiệu quả sẽ phổ biến ra pham vi rộng rãi cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân tham gia.

Thường xuyên nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Quy chế, quy định của Hiệp hội và của các tổ chức do Hiệp hội thành lập để phù hợp yêu cầu của tình hình mới và khắc phục kịp thời những mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động của Hiệp hội.

Bỏ phiếu tín nhiệm lựa chọn người đủ tiêu chuẩn để giới thiệu với Ban Chấp hành và Đại hội giữ chức Chủ tịch Hiệp hội trước khi diễn ra đại hội nhiệm kỳ.

1. Tiêu chuẩn, trách nhiệm của Ủy viên Ban Thường vụ:

- Có đủ tiêu chuẩn của ủy viên Ban Chấp hành.

- Có kinh nghiệm quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp.

- Có chính kiến trong các hoạt động của Hiệp hội.

- Có tinh thần đoàn kết, cầu thị, lắng nghe, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Có ý thức tham gia xây dựng Hiệp hội ngày càng phát triển vững mạnh.

- Ban Thường vụ được Ban Chấp hành bầu chọn trong số Uỷ viên Ban Chấp hành.

- Cùng các Ủy viên Thường vụ khác liên đới chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thương vụ và được bảo lưu ý kiến của mình.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ Hiệp hội:

- Thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chấp hành ủy quyền và các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ theo Điều lệ và Quy chế của Hiệp hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành và báo cáo với Ban Chấp hành tại kỳ họp gần nhất.

- Chuẩn bị nội dung văn kiện, đề án nhân sự và các điều kiện khác báo cáo Ban Chấp hành để tổ chức Đại hội đúng quy định theo Điều lệ Hiệp hội được Bộ Nôi vụ phê duyệt.

- Giúp Ban Chấp hành tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hiệp hội, Nghị quyết của Ban Chấp hành, lãnh đạo các hoạt động thường xuyên của Hiệp hội.

- Chuẩn bị nội dung trình kỳ họp Ban Chấp hành để quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành.

- Chủ động đề xuất các chế độ, chính sách phù hợp với yêu cầu hoạt động của Hiệp hội trong các giai đoạn.

- Ban Thường vụ Hiệp hội họp ít nhất 03 tháng một lần, có thể họp bất thường, mở rộng khi có yêu cầu của Chủ tịch Hiệp hội hoặc trên 50% tổng số Ủy viên Ban Thường vụ yêu cầu. Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 50% Ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng giơ tay hoặc bỏ phiều kín trực tiếp hoặc từ xa.

Điều 15: Ban Kiểm tra Hiệp hội:

Ban Kiểm tra gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên do Đại hội bầu trực tiếp tại Đại hội hoặc Ban Chấp hành bầu bổ sung giữa 2 kỳ Đại hội.

1. Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ, các Nghị quyết Đại hội, các Nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, của Ban Thường vụ, của Hội đồng biên tập Tạp chí của Hiệp hội, giám sát hoạt động của các cá nhân và tổ chức, đơn vị trực thuộc Hiệp hội hoạt động theo Điều lệ, Quy chế và pháp luật của Nhà nước.

2. Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của hội viên và công dân gửi đến Hiệp hội.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Hoạt động độc lập theo Điều lệ quy chế của Hiệp hội và tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Làm việc Theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công, quyết định theo đa số.

4. Mỗi năm họp ít nhất 03 lần, khi cần thiết Ban Kiểm tra họp bất thường theo triệu tập của Chủ tịch Hiệp hội hoặc Trưởng ban. Các chi phí hoạt động của Ban Kiểm tra được Hiệp hội thanh toán theo Quy chế tài chính của Hiệp hội.

5. Phối hợp với Ban Chấp hành và Ban thường vụ, Hội đồng biên tập Tạp chí của Hiệp hội, họp kiểm điểm, lấy biểu quyết tín nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Hiệp hội và các pháp nhân do Hiệp hội thành lập theo quy định. Đồng thời có văn bản đề nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cá nhân hoặc thành lập, giải thể các pháp nhân không còn phù hợp.

6. Giám sát thu chi tài chính của Hiệp hội đảm bảo đúng quy định. Phát hiện, thu hồi kịp thời các khoản chi sai quy định. Định kỳ 3 tháng có báo cáo Ban Thường vụ, 6 tháng báo cáo gửi Ban Chấp hành Hiệp hội.

Điều 16: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký.

1.Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch Hiệp hội.

- Có đủ tiêu chuẩn của các cấp lãnh đạo từ Ban Chấp hành trở lên.

- Có tinh thần đoàn kết, có khả năng lãnh đạo Hiệp hội ngày càng vững mạnh. Đã kinh qua các vị trí lãnh đạo của Hiệp hội ít nhất một nhiệm kỳ.

- Có bề dày trong quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, có uy tín và có sức lan tỏa tích cực tới cộng đồng doanh nghiệp.

- Chủ tịch Hiệp hội được Ban Chấp hành bầu ra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ, Quy chế hoạt động của Hiệp hội và các nhiệm vụ, quyền hạn được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ủy quyền.

- Chủ tịch Hiệp hội là đại diện pháp nhân cao nhất của Hiệp hội trước pháp luật. Có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ kết quả hoạt động của Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ trước, chịu trách nhiệm giải quyết những tồn tại trong hoạt động của Hiệp hội và thanh toán các khoản nợ hợp lý tồn đọng từ nhiệm kỳ trước chuyển sang (nếu có).

- Trực tiếp phụ trách tổ chức nhân sự, truyền thông và mọi hoạt động của Hiệp hội.

- Chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết, nhiệm vụ của Hiệp hội. Thay mặt Ban Chấp hành báo cáo với các cơ quan quản lý, Đại hội toàn quốc, các cơ quan chức năng về hoạt động của Ban Chấp hành.

- Chủ tịch Hiệp hội chịu trách nhiệm quản lý tài chính của Hiệp hội hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hiệp hội.

- Chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành nhiệm kỳ kế tiếp cho đến khi bầu Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ mới.

- Chỉ đạo chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì cuộc họp Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, thay mặt Ban Chấp hành và Ban Thường vụ ký các văn bản, quyết định của Hiệp hội hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch ký thay.

- Khi Chủ tịch Hiệp hội vắng mặt, việc chỉ đạo điều hành giải quyết công việc của Hiệp hội được ủy quyền bằng văn bản cho Tổng thư ký hoặc Phó Chủ tịch điều hành.

2. Tiêu chuẩn quyền hạn, trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hiệp hội.

a. Có đầy đủ tiêu chuẩn của ủy viên Ban Thường vụ. Có kiến thức và năng lực thực tiễn để thay mặt Hiệp hội tham gia ý kiến với Đảng, Nhà nước về các cơ chế, chính sách, chủ trương đầu tư, xây dựng, phát triển dịch vụ nông lâm nghiệp của nhà nước và địa phương; có năng lực đối nội, đối ngoại.

Có bản lĩnh vững vàng, tinh thần tự phê bình và phê bình để xây dựng Hiệp hội phát triển vững mạnh, vì mục đích chung, phê bình là vũ khí sắc bén để không ngừng củng cố và phát triển Hiệp hội.

Có trình độ, lập trường, quan điểm, chính kiến rõ ràng, nhận thức được đúng, sai, có lợi hay không có lợi cho Hiệp hội để góp ý trong các cuộc họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Hội đồng biên tập Tạp chí hoặc tại Đại hội.

b. Phó Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu trong các Ủy viên Ban Chấp hành. Phó Chủ tịch có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công việc theo sự phân công của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và của Chủ tịch Hiệp hội. Chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo nguồn kinh phí cho Hiệp hội hoạt động phù hợp các quy định tại Điều lệ, Quy chế và pháp luật.

c. Phó Chủ tịch được phân công phụ trách lĩnh vực nào trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý và ký các văn bản, quyết định, quản lý hồ sơ tài liệu liên quan lĩnh vực được giao, vận động tham gia cố vấn cho tổ chức pháp nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hiệu quả để có sự ủng hộ, tạo nguồn thu cho Hiệp hội theo quy định.

d. Phó Chủ tịch Hiệp hội chỉ ký các văn bản sau khi nghiên cứu kỹ phạm vi ảnh hưởng từ nội dung văn bản liên quan đến chế độ chính sách của tổ chức, cá nhân và các quy định của pháp luât, thẩm quyền Phó Chủ tịch trong phạm vi lĩnh vực được giao. Người ký phải chịu trách nhiệm cá nhân cao nhất về tính chất, nội dung văn bản ký phát hành.

Nội dung văn bản nhạy cảm khó lường, nhất thiết phải lấy biểu quyết của tập thể Ban Thường vụ có số phiếu tán thành quá bán mới đóng dấu Hiệp hội để phát hành.

e. Định kỳ hằng năm, kiểm điểm đánh giá tinh thần trách nhiệm và kết quả hoạt động, vận động của Phó Chủ tịch, làm cơ sở động viên khen thưởng hoặc điều chuyển vị trí công tác kịp thời. Tránh tình trạng giữ chức vụ mà không hoạt động, không đóng góp cho Hiệp hội hoặc làm mất nguồn thu của Hiệp hội.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tổng Thư ký

- Tiêu chuẩn: Đảm bảo tiêu chuẩn như Uỷ viên Ban Chấp hành và:

+ Có khả năng phân tích, tổng hợp đánh giá tình hình, nhạy bén, chủ động nghiên cứu, đề xuất các công việc của Hiệp hội.

+ Am hiểu pháp luật, các hoạt động kinh tế, tài chính, ứng dụng CNTT.

+ Tuổi đời dưới 45 tuổi, có khả năng đối ngoại tốt, có triển vọng phát triển đảm nhận vị trí cao hơn trong nhiệm kỳ tiếp theo.

- Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tổng thư ký:

+ Điều hành trực tiếp mọi hoạt động của cơ quan Văn phòng Hiệp hội, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng Hiệp hội.

+ Thay mặt Chủ tịch phát ngôn đối nội, đối ngoại; báo cáo Chủ tịch và Ban Chấp hành Hiệp hội về kết quả công việc được giao.

+ Kiểm tra hồ sơ nhân sự, các pháp nhân trình Chủ tịch ký bổ nhiệm, miễn nhiệm, thành lập, giải thể sau khi được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra biểu quyết tán thành.

+ Điều hành công việc hàng ngày; tiếp nhận và giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc báo cáo Chủ tịch cho ý kiến chỉ đạo, quyết định.

+ Lập báo cáo hàng quý, 6 tháng hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ trình Ban Chấp hành.

+ Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và các tài liệu, văn bản, báo cáo phục vụ các cuộc họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Hội đồng biên tập Tạp chí, dự thảo Nghị quyết các cuộc họp và văn kiện của Đại hộị.

+ Tổng hợp tình hình thu, chi tài chính và báo cáo với Chủ tịch và Ban Chấp hành Hiệp hội.

+ Ký chi trực tiếp từ quỹ tài chính của Hiệp hội theo Quy chế thu, chi tài chính của Hiệp hội (trên cơ sở ý kiến hoặc văn bản phê duyệt của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hiệp hội).

+ Phân công cán bộ quản lý trang Website, zalo của Hiệp hội và nhân sự Tạp chí của Hiệp hội. Trực tiếp cập nhật thông tin, biên tập các nội dung thông tin trên trang website, zalo và Tạp chí của Hiệp hội. Chịu trách nhiệm về chính trị và pháp lý của các nội dung thông tin.

Điều 17: Văn phòng Hiệp hội có các nhiệm vụ:

    - Thực hiện các công việc hành chính, quản trị; tổng hợp tình hình hoạt động của Hiệp hội, giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Ban Thường vụ điều hành các hoạt động của Hiệp hội.

    -  Quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.     

    -  Quản lý, lưu trữ hồ sơ, phục vụ tra cứu tư liệu cho các hoạt động của Hiệp hội và giúp cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền khi cần.

     - Hiệp hội có Văn phòng chính tại Hà Nội, cơ quan Đại diện miền Nam tại Thành phố Hố Chí Minh và Văn phòng Đại diện các tỉnh miền Trung Tây Nguyên.

Chánh văn phòng có thể do Tổng Thư ký kiêm nhiệm và có một Phó văn phòng chuyên trách để thực hiện các công việc của Văn phòng.

Phó Văn phòng Hiệp hội thực hiên nhiệm vụ hành chính, quản trị văn phòng, kiêm nhiệm chức danh Kế toán của Hiệp hội chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ban Chấp hành về công tác quản lý tài chinh, kế toán của Hiệp hội.

- Tiêu chuẩn Phó Văn phòng: Có đầy đủ tiêu chuẩn như ủy viên Ban Chấp hành và:

     + Có bằng B tin học, sử dụng thông thạo máy tính, tin học.

     + Chứng chỉ nghiệp vụ kế toán hành chính sự nghiệp.

     + Tuổi đời dưới 40, có sức khỏe tốt, làm việc thường xuyên tại Văn phòng.

     + Có khả năng đối nội, đối ngoại để tổng hợp, tiếp thu và truyền đạt nhanh ý kiến cuả lãnh đạo đến các tổ chức, cá nhân thực hiện.

      + Có triển vọng để đảm nhiệm vị trí Chánh Văn phòng, Tổng Thư ký.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Văn phòng:

+ Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Hiệp hội về mọi hoạt động của Văn phòng; quản lý; thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động với Tổng Thư ký Hiệp hội.

+ Truyền đạt các chỉ thị, quyết định của lãnh đạo Hiệp hội đến các Ban và các Ủy viên Ban Chấp hành, đôn đốc thực hiện theo đúng tiến độ.

+ Chuẩn bị các điều kiện cho các cuộc họp, tiếp khách.

+ Chuẩn bị các văn bản, báo cáo tổng hợp theo yêu cầu của lãnh đạo.

+ Theo dõi chấm công cho cơ quan văn phòng và lập lịch trình công tác hàng tuần của lãnh đạo Hiệp hội và cơ quan văn phòng.

+ Nghiên cứu đề xuất định mức chi phụ cấp, tiền lương, thưởng, đề xuất phương án, kế hoạch huy động tạo nguồn thu để cân đối chi trả các chế độ chính sách đối với người làm việc trong Hiệp hội.

+ Kiêm nhiệm công tác Kế toán của Hiệp hội.

Điều 18: Các tổ chức pháp nhân do Hiệp hội quyết định thành lập hoặc giải thể

1. Pháp nhân và người đứng đầu pháp nhân, hoạt động theo Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội pháp luật của nhà nước. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định với Hiệp hội.

2. Ban Kiểm tra, Ban Thường vụ và Tổng Thư ký Hiệp hội xem xét trình Ban Chấp hành quyết định thành lập hoặc giải thể tổ chức pháp nhân không còn phù hợp hoặc vi phạm nghiêm trọng Điều lệ quy chế của Hiệp hội và pháp luật của Nhà nước.

3. Ban Kiểm tra chủ trì phối hợp Tổng thư ký lập quy trình, thủ tục thành lập, giải thể pháp nhân theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội.

4. Người đứng đầu các pháp nhân do Chủ tịch Hiệp hội bổ nhiệm theo đề nghị của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra và Tổng Thư ký. Cấp phó và nhân sự giúp việc do Trưởng các pháp nhân bổ nhiệm và ký hợp đồng làm việc theo Luật lao động.

5. Người đứng đầu pháp nhân phải chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội và trước pháp luật về hoạt động của pháp nhân.

 

CHƯƠNG V

CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP, HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ

 

Điều 19: Chia, tách; sáp nhập, hợp nhất, đổi tên và giải thể Hiệp hội

Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất, đổi tên và giải thể Hiệp hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về Hiệp hội, Điều lệ Hiệp hội, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyến của Ban Chấp hành Hiệp hội và các quy định pháp luật có liên quan.

 

CHƯƠNG VI

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HIỆP HỘI

 

Điều 20: Tài chính và tài sản của Hiệp hội

1. Các khoản thu gồm: hội phí, lệ phí và các nguồn hỗ trợ cho Hiệp hội.

a) Lệ phí và hội phí:

     - Lệ phí là khoản kinh phí tự nguyện đóng góp của đối tác là tổ chức hoặc cá nhân có nguyện vọng xin tham gia thành lập hoặc xin kết nạp để tham gia các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội phù hợp với pháp luật và Điều lệ, Quy chế của Hiệp hội, mức nộp lệ phí ban đầu từ 30.000.000đ trở lên.

     - Hội phí thường niên của hội viên cá nhân là 1.200.000đ (Một triệu, hai trăm ngàn đồng 01 năm)

     - Hội phí thường niên của tổ chức từ 6.000.000đ (sáu triệu đồng) một năm đến 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng) một năm trở lên tùy theo doanh thu của tổ chức tự báo cáo hoặc theo Báo cáo tài chính hàng năm. Pháp nhân và doanh nghiệp có doanh thu dưới 2.000.000.000đ (hai tỷ đồng) một năm: Nộp hội phí 6.000.000đ (sáu triệu đồng) một năm.

     - Pháp nhân hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu trên 2.000.000.000đ (hai tỷ đồng) đến dưới 5.000.000.000đ (năm tỷ đồng) nộp hội phí 12.000.000đ (mười hai triệu đồng) một năm.

     - Pháp nhân, doanh nghiệp có doanh thu từ 5.000.000.000đ (năm tỷ đồng) một năm trở lên nộp hội phí 15.000.000đ (mười lăm triệu đồng trở lên) một năm.

- Các trường hợp đặc biệt có thể điều chỉnh mức tăng, giảm (hội phí linh động phù hơp).

     b) Nguồn kinh phí tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do Ban Kiểm tra và Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét tiếp nhận.

     c) Các khoản thu từ hoạt động của Hiệp hội tạo ra và các nguồn vay nợ của cá nhân hoặc tổ chức để có kinh phí hoạt động sẽ do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ xem xét quyết định.

2. Các khoản chi của Hiệp hội được Ban Chấp hành thống nhất gồm:

     a) Chi cho các hoạt động đối nội, đối ngoại, tiền lương tiền thưởng, công tác phí, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, thuê văn phòng, tiệc tiếp khách, ăn trưa sau các cuộc họp và chi hiếu, hỷ trong phạm vi cân đối của Hiệp hội.

     - Chi cho hoạt động thường xuyên của Hiệp hội:

     + Phụ cấp cho cán bộ, nhân viên làm việc chuyên trách tại Văn phòng Hiệp hội (Bao gồm cả phí bảo hiểm, công tác phí, tiền lễ tết...).

     + Tổ chức Đại hội, Hội nghị Ban Chấp hành và các cuộc họp khác do Chủ tịch quyết định.

     + Thiết kế và vận hành, quản trị, bảo trì website; làm thủ tục xin cấp phép Tạp chí và thông tin trên báo, đài...

     + Chi phí cho Văn phòng Hiệp hội: Thuê trụ sở, thuê taxi, chi điện nước, phim ảnh liên quan, xăng xe, bảo trì sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, bưu phí, hợp đồng lao động, thù lao cộng tác viên và chuyên gia...

     + Chi phí tiếp khách trong trường hợp cần thiết.

     + Tham dự, tổ chức các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước.

     + Đào tạo cán bộ nghiệp vụ hoạt động hội, kiến thức chuyên ngành.

     + Giao dịch cần thiết, đối nội, đối ngoại và các khoản chi hợp lý khác.

     - Hỗ trợ các hoạt động của ủy viên Ban Chấp hành về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, khoa học kỹ thuật, tư vấn, dịch vụ...

     - Khen thưởng cán bộ, ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội, nhân viên.

     - Chi các hoạt động xã hội, từ thiện, văn hóa, thể thao...

     - Chi công tác chính sách: việc hiếu, hỷ, thăm hỏi đau ốm. Viếng đám tang (Ủy viên Ban Chấp hành; vợ, chồng, tứ thân phụ mẫu, con đẻ, con dâu, con rể): 1.000.000đ/lần + vòng hoa và Văn phòng thông báo các Ủy viên Ban Chấp hành.

     - Thăm người đau ốm (Ủy viên BCH ốm nặng): 500.000đ/lần (không quá 2 lần/năm).

     - Tùy từng trường hợp cụ thể, Ban Thường trực Hiệp hội trực tiếp tổ chức thăm, viếng hoặc ủy quyền cho các pháp nhân. Các khoản chi nêu trên do Văn phòng Hiệp hội đảm bảo.

     - Các pháp nhân chủ động thông báo cho Văn phòng Hiệp hội để báo cáo Ban Thường vụ chỉ đạo cụ thể.

     - Ban Thường vụ Hiệp hội dự kiến mức phụ cấp cho các chức danh chuyên trách - thường xuyên làm việc tại Văn phòng Hiệp hội mỗi tháng 02 triệu đồng. Mức phụ cấp có thể điều chỉnh hằng năm, tùy theo điều kiện cụ thể.

b) Hằng năm, Văn phòng Hiệp hội xây dựng kế hoạch và dự toán thu chi, mua sắm tài sản thông qua Ban Thường vụ. Hằng quý quyết toán tài chính và báo cáo với Ban Chấp hành theo định kỳ.

    c) Ban Chấp hành báo cáo quyết toán tài chính trước Đại hội khi kết thúc nhiệm kỳ.

d) Khi chuyển giao nhiệm vụ quản lý tiền, tài sản, tài liệu, chứng từ giữa các tổ chức, cá nhân phải lập biên bản ký giao, nhận cụ thể giữa các bên.

e) Năm tài khoá bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12. Báo cáo quyết toán và kiểm tra tài sản phải được Ban Kiểm tra xem xét và báo cáo công khai tại Đại hội toàn quốc hoặc Hội nghị Ban Chấp hành hằng năm.

     3. Quyền quyết định sử dụng quỹ của Hiệp hội

- Chủ tịch Hiệp hội: Được quyết định chi tiêu hợp lý, hợp lệ mỗi vụ việc từ 01 đến 20 triệu đồng với mục đích phục vụ hoạt động của Hiệp hội.

- Phó Chủ tịch được ủy quyền của chủ tài khoản:  Được chi tiêu đột xuất hợp lý, hợp lệ mỗi vụ việc từ 01 đến 10 triệu đồng với mục đích phục vụ hoạt động cấp bách của Hiệp hội.

- Chánh Văn phòng: Được chi hợp lý, hợp lệ mỗi vụ việc từ 200.000đ đến 05 triệu đồng (với mục đích chi theo kế hoạch của Ban Thường vụ)

- Mục đích chi tiêu phải thiết thực phục vụ hoạt động của Hiệp hội mới được xem xét là hợp lý, hợp lệ sẽ được Ban Thường vụ duyệt chi.

- Khoản chi không hợp lý, không rõ ràng sẽ phải đưa ra cuộc họp Ban Thường vụ gần nhất để quyết định. Khi có trên 50% đại biểu dự họp biểu quyết tán thành sẽ được quyết toán chi.

- Ngược lại khoản chi có trên 50% đại biểu dự họp không tán thành, thì Người quyết định chi phải hoàn trả khoản đã chi vào quỹ Hiệp hội chậm nhất là sau 3 ngày.

- Quá 03 ngày khoản chi sai không hoàn trả về quỹ của Hiệp hội, vụ việc sẽ được chuyển sang Ban Kiểm tra của Hiệp hội xử lý theo quy định.

- Người quyết định chi sai mục đích phải tạm dừng các nhiệm vụ được Hiệp hội giao.

- Các Cơ quan, Văn phòng Đại diện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự và quản lý thu chi tài chính, tài sản theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế của Hiệp hội, hằng năm xây dựng dự toán báo cáo Ban Thường vụ xem xét phê chuẩn để thực hiện. Có trách nhiệm nộp các khoản phí, lệ phí về tài khoản của Hiệp hội 1/3 số dư còn lại, 2/3 còn lại đơn vị tự trang trải các chi phí hoạt động của cơ quan, Văn phòng Đại diện.

Chủ tịch Hiệp hội là Chủ tài khoản của Hiệp hội là người chịu trách nhiêm cao nhất trước pháp luật và Ban Chấp hành trong việc quản lý thu chi tài chính của Hiệp hội. Hiệp hội có kế toán trưởng để thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, kế toán, định kỳ báo cáo quyết toán công khai trước Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hiệp hội về quản lý sử dụng tài chính, tài sản của Hiệp hội.

Tài khoản được giao cho Phó Chủ tịch Thường trực và Ban kiểm tra theo dõi các biến động thu, chi cùng với kế toán của Hiệp hội.

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hiệp hội và các pháp nhân có trách nhiệm đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động Hiệp hội. Trước hết đảm bảo thu đủ 100% hội phí hàng năm và vận động sự đóng góp, hỗ trợ tối đa từ các ủy viên Ban Chấp hành, các hội viên liên kết và các cá nhân, tổ chức khác. Đồng thời gương mẫu và động viên các ủy viên Ban Chấp hành hỗ trợ tài chính cho Hiệp hội để Hiệp hội có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

 Ban Chấp hành giao Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét, sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp của Hiệp hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành. Khi có nhu cầu tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh vào các Đề án, dự án của đối tác hoặc doanh nghiệp phải được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét quyết định. Kinh phí tham gia theo khả năng của Hiệp hội.

Điều 21. Quản lý sử dụng tài sản:

1. Việc quản lý và sử dụng tài sản phải phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước, chỉ phục vụ cho các hoạt động của Hiệp hội và báo cáo công khai trước Đại hội và Hội nghị định kỳ.

2. Khi giải thể, toàn bộ tài sản của Hiệp hội phải được kiểm kê, đánh giá lại và thanh lý theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VII

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 22: Khen thưởng

1. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài Hiệp hội, có thành tích xuất sắc do Phó Chủ tịch phụ trách thi đua khen thưởng lập hồ sơ theo quy định, đề nghị Hiệp hội khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

2. Phó Chủ tịch phụ trách thi đua khen thưởng của Hiệp hội đề ra tiêu chuẩn, mức khen thưởng phù hợp trình Ban Thường vụ xem xét khen thưởng theo quy định.

Điều 23: Kỷ luật

1. Hội viên là lãnh đạo Hiệp hội, là pháp nhân do Hiệp hội quyết định thành lập, là cá nhân, nếu vi phạm pháp luật; vi phạm Điều lệ, Quy chế hoạt động của Hiệp hội, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức phê bình, khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ khỏi Hiệp hội hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Ban Kiểm tra và Tổng thư ký xây dựng quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hiệp hội theo Điều lệ, Quy chế này trình Ban Thường vụ Hiệp hội ban hành.

 

CHƯƠNG VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24: Sửa đổi, bổ sung

Quy chế tổ chức hoạt động của Hiệp hội Đầu tư xây dựng - Dịch vụ nông, lâm nghiệp Việt Nam sửa đổi lần 03 có 08 Chương và 25 Điều. Những vấn đề liên quan đến hoạt động của Hiệp hội chưa được quy định trong Quy chế này thì căn cứ quy định tại Điều lệ của Hiệp hội và quy định của pháp luật hiện hành liên quan để thực hiện. Ban Chấp hành căn cứ tình hình thực tế để sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với pháp luật hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới phát sinh.

Điều 25: Hiệu lực thi hành

Căn cứ quy định của pháp luật về Hội, Điều lệ và Quy chế này, các tổ chức, các pháp nhân của Hiệp hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc. Định kỳ 6 tháng sơ kết và hằng năm có báo cáo tổng kết đánh giá việc thực hiện để xét thi đua khen thưởng và xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm Quy chế.

     Quy chế đã được Ban Chấp hành Hiệp hội Đầu tư Xây dựng – Dịch vụ nông lâm nghiệp Việt Nam phê duyệt để thực hiện trước khi tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2021-2026. Quy chế tổ chức hoạt đông của Hiệp hội sửa đổi lần 03 thay thế các Quy chế trước đây đã ban hành. Quy chế có hiệu lực từ ngày 20 tháng 11 năm 2021./.

 

 

 

 

Tin bài khác

Video

Sản phẩm dịch vụ

Xem thêm

Giải pháp tiết kiệm điện tự dùng và XD trạm Điện Mặt Trời áp mái

hà máy Nhiệt điện Vũng Áng là nhà máy nhiệt điện chạy than, do PVP đầu tư xây dựng và quản lý vận hành. Nhà máy có công

Sản phẩm SACHI - Trung tâm thuộc Hiệp hội

Không phải ngẫu nhiên Nam Mỹ được xem là cái nôi của những người mẫu, hoa hậu của thế giới mà danh hiệu này một phần nhờ

Maccaca - Hội viên Pháp nhân Chính thức của VICSAFA

Chứng nhận Hội viên chính thức của VICSAFA       CÁC CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM, ĐẠT TIÊU CHUẨN QUỐC G

Trồng dược liệu, một hướng đi mới của người dân Gia Lai

Thống kê vào năm 2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, cả nước có khoảng 5.000 loài câ
Banner
Banner
Banner