Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đem lại cho đất nước nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt từ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, nhất là những thành tựu của khoa học công nghệ đã khiến mọi người xiết lại gần nhau hơn, thu hẹp khoảng cách vùng miền, khoảng cách giữa các quốc gia, những vấn đề như thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, thảm họa, nghèo đói, ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là người nghèo dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đang cần sự hỗ trợ của nhà nước để vươn lên thoát nghèo.
Để giải quyết được những thách thức trên cần có sự chung tay của toàn xã hội, trong đó công tác xã hội (CTXH) đóng vai trò rất quan trọng. Ở Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bước đầu hình thành và phát triển từ khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), còn gọi là Đề án 32. Chỉ từ khi Đề án được ban hành, Công tác xã hội mới được chính thức coi như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức. Sau hơn 5 năm thực hiện quyết định của TTCP, công tác xã hội đã đạt nhiều kết quả và phát triển ở những vùng thuận lợi, đô thị. Song, hiện nay các nhóm đối tượng yếu thế ở nước ta chủ yếu đang được sự bảo trợ của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), trong đó có người nghèo dân tộc thiểu số.
Chính vì thế, sự chung tay đóng góp sức người, của cải vật chất vì người nghèo, vì cộng đồng từ các cá nhân hay tổ chức luôn được đánh giá cao và ghi nhận bởi xã hội.
Chủ tịch HH VICSAFA làm công tác từ thiện
Ban quản trị Website HH