Trang chủ >> Tin tức ngành

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sachi

Chuẩn bị đất trồng sachi

Cày xớt đất cho bằng phẳng, dọn sạch cỏ rác, lên luống. Đối với đất rừng, đất đồi thoát nước tốt, chỉ cần san mặt bằng và đào hố. Đối với các địa hình dốc cần tạo gờ đồng tâm tránh xói mòn, rửa trôi. Đối với đất có nguy cơ đọng nước, cần tiến hành đánh rãnh thoát nước.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về giống bơ Cuba M3

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sachi

Đào hố trồng cách thời điểm xuống giống 1 tháng. Hố có kích thước 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm. Mỗi hố trộn 5-10kg phân chuồng hoai mục + 1 thìa chế phẩm Trichoderma + 0,3 – 0,5kg lân, trộn với lớp đất mặt và lấp hố tưới đẫm nước.

Cách làm giàn trồng sachi

Nhìn chung sachi có thể tận dụng trồng lại trên các diện tích chuyển đổi từ các giống cây trồng khác như tiêu, chanh dây… bà con có thể dùng các trụ tiêu hoặc giàn chanh dây để trồng sachi, một số kiểu giàn sachi thường thấy

  • Giàn chữ T: Sử dụng cọc bê tông, cọc tre, cọc gỗ… chiều cao 2-2,5m. Chôn sâu 40cm. Cọc cách cọc 3-4m. Bên trên cọc xuống dưới chân cọc cứ 50cm ta thiết kế 1 thanh ngang, từ 50cm (đỉnh cọc) cho đến 1m2 (cách chân cọc 1m). Sử dụng dây kẽm nối các đầu cọc, thân cọc và các thanh ngang với nhau để làm giá đỡ cho cây đeo bám
  • Giàn chữ I: Sử dụng cọc quy cách tương tự như giàn chữ T, tuy nhiên đỉnh cọc xuống không cần thiết kế thanh ngang, chỉ cần dùng kẽm nối các cọc trong cùng 1 hàng lại với nhau
  • Giàn truyền thống: Có thể tận dụng từ những giàn chanh dây, giàn bầu bí để trồng sachi, không cần thiết kế lại nhiều
  • Tận dụng trụ tiêu cũ: Mỗi trụ tiêu bà con thiết kế thanh ngang dài 1-1,5m. Buộc thành hình chữ thập vuông góc với trụ, mỗi giá chữ thập cách nhau từ 0,5 – 1m, tùy theo chiều cao của trụ.

Thời vụ trồng sachi

Nếu đáp ứng được nước tưới có thể trồng sachi quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là vào mùa hè hoặc mùa thu (Tháng 6 hoặc tháng 9). Cây giống sachi có thể được ươm trực tiếp từ hạt hoặc sử dụng công nghệ nuôi cấy mô invtro. Trong quá trình chăm sóc cây trong vườn ươm nếu cây quấn ngọn vào nhau, có thể sử dụng kéo để cắt đi, bảo đảm cây đủ cứng cáp để vận chuyển đến nơi trồng.

Khi trồng không nên trồng quá sâu, vị trí gốc cần được vun cao, mỗi hố nên trồng ít nhất 2 cây. Sau khi trồng nếu không mưa cần tiến hành tưới để cây không bị khô héo.

Bón phân cho cây sachi

  • Bón lót – Như đã hướng dẫn ở phần chuẩn bị hố trồng
  • Bón thúc – Từ thời điểm trồng đến khi cây ra đợt hoa đầu tiên, cần tiến hành bón thúc bằng phân đạm pha loãng, tưới vào gốc. Mỗi 15 ngày bón thúc một lần
  • Bón định kỳ – Hàng năm bón 1 đợt phân chuồng (10-15kg/hố – bón kết hợp với chế phẩm Trichoderma – bacillus) và 2-3 đợt phân NPK. Tùy theo độ tuổi cây và mức độ sinh trưởng mà cân đối lượng phân vừa đủ (Từ 0,1 – 0,3kg/cây/lần bón)
  • Phân bón lá – Mỗi năm phun định kỳ phân bón lá từ 2-3 lần. Sử dụng các loại phân bón lá giàu trung vi lượng + kích rễ

Chăm sóc cây định kỳ cây sachi

  • Tưới nước: Cây chịu úng tương đối tốt, tuy nhiên chịu hạn kém, đặc biệt trong mùa khô, cần thương xuyên tưới nước để giúp cây duy trì sự sinh trưởng và ra hoa đậu quả liên tục, thiếu nước cây dễ mất sức, hoa và quả không phát triển được, thường bị héo và rụng sớm.
  • Cắt tỉa tạo tán: Khi cây mới phát triển, cần dùng các biện pháp hỗ trợ cây đeo bám vào trụ, giàn, có thể sử dụng dây nilon mềm để buộc phần ngọn. Khi cây đạt chiều cao 1m trở lên, tiến hành hãm ngọn để cây phát triển cành thân, nhanh chóng phủ tán. Những năm về sau khi cây đã phát triển mạnh, có thể cắt bỏ bớt các cành ở tầng thấp, giúp cây dồn dưỡng chất phát triển cành mới và nuôi quả tốt hơn. Cành dập gãy, vàng úa, hết khả năng mang trái cũng cần được cắt tỉa thường xuyên. Nên cắt vào tháng 5 và tháng 11 để hạn chế nấm bệnh tấn công

Phòng trừ sâu bệnh cây sachi

  • Nhìn chung cây sachi hiện nay chưa thấy xuất hiện các loại bệnh gây hại diện rộng, chủ yếu là các bệnh về rễ như các giống cây trồng khác, đặc biệt là nấm rễ và tuyến trùng. Bà con có thể canh tác theo hướng hữu cơ, bổ sung và tạo điều kiện cho các chủng nấm đối kháng như Trichoderma – bacillus phát triển. Giúp cây có bộ rễ phát triển mạnh.
  • Về sâu hại: Chủ yếu là ốc sên – bọ cánh cứng ăn lá, dế cắn thân… ở giai đoạn cây con, có thể chủ động sử dụng các loại thuốc sâu có nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi thấy xuất hiện sự tấn công của côn trùng

Thu hoạch và bảo quản hạt sachi

Cây sachi cho thu hoạch quanh năm, không có thời vụ nhất định, khi quả già, phần vỏ quả khô hẳn và chuyển thành màu đen, lộ ra phần hạt là có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch cần chú ý dùng kéo cắt cuống, không nắm giật làn dập gãy thân cành, không hái những quả còn màu xanh.

Năng suất năm thứ 2 có thể đạt 2-3kg hạt khô/cây/năm. Các năm về sau tiếp tục tăng tùy vào mức độ sinh trưởng. Mỗi kg hạt khô chứa từ 500-700 hạt (loại hạt còn vỏ nâu chưa tách nhân)

Sau khi thu hoạch quả cần trải qua công đoạn tách hạt bằng máy chuyên dụng. Sản phẩm hạt còn phần vỏ cứng màu nâu đen, có độ ẩm từ 13-15%. Bảo quản hạt nơi thoáng mát, khô ráo. ST

Ban quản trị Website HH

 

Tin bài khác

video

Sản phẩm dịch vụ

Xem thêm

Giải pháp tiết kiệm điện tự dùng và XD trạm Điện Mặt Trời áp mái

hà máy Nhiệt điện Vũng Áng là nhà máy nhiệt điện chạy than, do PVP đầu tư xây dựng và quản lý vận hành. Nhà máy có công

Sản phẩm SACHI - Trung tâm thuộc Hiệp hội

Không phải ngẫu nhiên Nam Mỹ được xem là cái nôi của những người mẫu, hoa hậu của thế giới mà danh hiệu này một phần nhờ

Maccaca - Hội viên Pháp nhân Chính thức của VICSAFA

Chứng nhận Hội viên chính thức của VICSAFA       CÁC CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM, ĐẠT TIÊU CHUẨN QUỐC G

Trồng dược liệu, một hướng đi mới của người dân Gia Lai

Thống kê vào năm 2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, cả nước có khoảng 5.000 loài câ
Banner
Banner
Banner